Google+
Chuyên sửa chữa: ĐIỀU HÒA - TỦ LẠNH - MÁY GIẶT - BÌNH NÓNG LẠNH - LÒ VI SÓNG - MÁY BƠM NƯỚC - CÂY NƯỚC - NỒI CƠM ĐIỆN .... Trung tâm điều hành: K9 bách khoa: 04.3722.7097 - 3722.5019 -- 0904 087 199
Trang chủKinh nghiệm sử dụng › Những điều cấm khi sử dụng lò vi sóng

Những điều cấm khi sử dụng lò vi sóng

Để sử dụng lò vi sóng an toàn, hiệu quả..., các chuyên gia của Cty TNHH điện tử - điện máy Việt Úc khuyến cáo:

Trong quá trình sử dụng, không được đặt những chất hoá học ăn mòn và bốc hơi trong lò vi sóng. Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mối hàn hoặc phích cắm. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề, hãy tới trung tâm bảo hành hoặc gặp thợ sửa chữa có tay nghề để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Giảm nguy cơ gây cháy trong khoang lò bằng cách: Khi hâm nóng thức ăn đựng bằng giấy hoặc nhựa thì phải trông coi cẩn thận; bỏ những dây buộc bằng nhựa hoặc kim loại khỏi thức ăn khi nấu; nếu quan sát thấy có khói phải tắt lò hoặc rút ngay phích cắm, không mở cửa lò để kiềm chế ngọn lửa; không đặt, để đồ vật nấu ăn, thức ăn hay bất cứ thứ gì vào trong lò khi không nấu; không nấu những đồ lỏng trong lò vi sóng nhất là khi chúng được đặt trong đồ chứa kín vì dễ gây ra khả năng nổ;

Không hâm đồ uống trong lò vi sóng vì việc sôi trào của luồng hơi có thể làm vỡ chai đựng; không rán trong lò vi sóng vì dầu nóng bắn lên thành có thể hư hại thành lò và hư hại những đồ dùng trong lò; việc nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ kể cả khi lò đã ngừng hoạt động; những thứ có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò; trước khi khuấy thức ăn cho trẻ em, phải đặt nhiệt độ ở mức xác định tránh bị cháy; đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang, do đó phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn khỏi lò. Không khởi động lò vi sóng khi trong lò không có gì.

 

[Trở về] [Đầu trang]

Các tin khác:

chung cu discovery complex